Kết quả Trận_chiến_Đại_Tây_Dương_(1939–1945)

Thống kê số tàu vận tải bị đánh chìmThống kê số tàu ngầm Đức bị đánh chìm

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, Hải quân Đức chỉ có tổng cộng 57 tàu ngầm với 24 chiếc có đủ khả năng hoạt động ở ngoài biển Đại Tây Dương, số còn lại chỉ hoạt động được gần bờ. Thế nhưng chỉ trong vòng 5 năm rưỡi diễn ra chiến tranh, họ đã có tổng cộng 1.156 tàu ngầm các loại. 783 tàu ngầm bị mất do mọi nguyên nhân, bao gồm bị đánh chìm (phần lớn), bị bắt giữ hoặc bị tai nạn (519 bởi Liên hiệp Anh, 175 bởi Mỹ; 15 bởi Liên Xô và 74 chiếc tự chìm do nhiều nguyên nhân khác nhau). Một thống kê khác cho ra con số 765 chứ không phải 783 tàu ngầm Đức bị mất trong cuộc chiến này.[16]. Ngoài ra Đức cũng bị mất 47 tàu chiến các loại gồm 4 thiết giáp hạm (Scharnhorst, Gneisenau, Bismarck và Tirpitz), 9 tuần dương hạm, 7 tàu đột kích và 27 khu trục hạm. Hải quân Hoàng gia Ý (Regia Marina), dù chỉ tham chiến trong một thời gian ngắn ở Đại Tây Dương, cũng đã mất 17 chiếc tàu ngầm. Đổi lại, lực lượng Đức - Ý đã đánh chìm được tổng cộng 3.500 tàu buôn của đối phương (hầu hết là bởi các tàu ngầm) với tổng trọng tải 14.5 triệu tấn. Ngoài ra, lực lượng Đức - Ý cũng đã đánh chìm 175 tàu chiến các loại của quân Đồng minh (gồm 2 thiết giáp hạm, 1 tàu chiến-tuần dương, 3 tàu sân bay hạm đội, 3 tàu sân bay hộ tống, 28 tàu tuần dương cùng nhiều loại tàu chiến khác (tàu khu trục, tàu corvette, tàu pháo, tàu quét mìn, tàu phóng lôi, khinh hạm,...). Phần lớn trong số này là các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh. Một số khác là của Canada và Mỹ.

Tổng cộng đã có khoảng 40.900 thủy thủ và sĩ quan phục vụ trực tiếp trong biên chế của lực lượng U-boat Đức, trong số này có khoảng 28.000 người đã thiệt mạng trong hơn 5 năm diễn ra cuộc chiến. Với tỷ lệ tử trận lên tới 70% thì U-boat là lực lượng có tỷ lệ tử vong cao nhất trong toàn bộ quân đội Đức quốc xã. Ngoài ra còn có 5.000 thủy thủ và sĩ quan tàu ngầm Đức bị bắt giữ làm tù binh trong toàn cuộc chiến. Ngoài ra còn có khoảng gần 5.000 thủy thủ tàu nổi của Đức và 500 thủy thủ Ý đã thiệt mạng. Đổi lại, 72.200 thủy thủ (bao gồm 36.200 thủy thủ và sĩ quan chỉ huy trên các tàu chiến và 36.000 thủy thủ trên các tàu chở hàng) của Đồng minh đã tử trận bởi tàu ngầm Đức.

Khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5/1945, 156 tàu ngầm Đức đã đầu hàng Đồng minh (phần lớn nằm cảng chờ người Anh đến giải giáp, số đang hoạt động trên biển thì đều thay cờ chữ Vạn chéo của phát xít Đức bằng cờ trắng khi gặp tàu chiến Đồng Minh), 221 tàu ngầm khác dù còn hoạt động tốt nhưng đều bị thủy thủ đoàn của nó tự đánh đắm để tránh chúng lọt vào tay quân Đồng Minh, U-977 và U-530 là hai chiếc U-boat duy nhất trốn được tới được Argentina. Có tổng cộng 13 mẫu tàu ngầm được Đức phát triển trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có 11 mẫu có khả năng sử dụng tốt và từng tham chiến (hay ít nhất là chúng đã từng đi tuần tra ngoài Đại Tây Dương, mặc dù không đụng độ với bất kỳ tàu nào của phe Đồng Minh), 2 mẫu còn lại chưa kịp hoàn thiện trước khi chiến tranh kết thúc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_Đại_Tây_Dương_(1939–1945) http://homepage.ntlworld.com/annemariepurnell/can3... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.history.navy.mil/photos/sh-fornv/german... http://www.royalnavy.mod.uk/server/show/nav.3921 https://archive.is/20121221114649/victory.mil.ru/w... https://archive.is/20121221154838/victory.mil.ru/w... https://uboat.net/fates/losses/chart.htm https://web.archive.org/web/20010124094400/http://... https://web.archive.org/web/20071001045906/http://... https://web.archive.org/web/20081218044431/http://...